Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


2050: Nếu không bỏ tiền của công sức giới hạn nhiệt độ trái đất, thiệt hại sẽ cao gấp 6 lần

P.W
18/4/2024 7:53Phản hồi: 54
2050: Nếu không bỏ tiền của công sức giới hạn nhiệt độ trái đất, thiệt hại sẽ cao gấp 6 lần
Những quan điểm tranh luận xét về khía cạnh những nỗ lực giới hạn tác động của tình trạng trái đất ấm lên thường được quy về hai luồng suy nghĩ, để từ đó đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tạo ra một thế giới hoàn toàn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch có đắt hơn việc tìm cách song song sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, rồi loài người sẽ dần dần thích nghi với thế giới mới hay không?

Chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2018, William D. Nordhaus cùng rất nhiều các nhà nghiên cứu và các học giả trên toàn thế giới đều có chung một quan điểm, câu trả lời cho câu hỏi kể trên là không. Câu trả lời này mới chỉ được đưa ra thông qua những nghiên cứu và dự báo. Vẫn còn rất nhiều những biến số lớn mà con người chưa tính toán được hết về chi phí và lợi ích của việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống năng lượng toàn cầu.

Những yếu tố này bao gồm việc kết hợp những yếu tố chưa rõ ràng và không chắc chắn của biến đổi khí hậu, cũng như chính bản thân những dự báo dựa trên những yếu tố ấy, lồng ghép vào những mô hình dự báo kinh tế vĩ mô toàn cầu.

[​IMG]

Tờ tạp chí Nature số hôm thứ 4 vừa xuất bản có một bài viết của một nhóm các học giả, dựa trên cách các nền kinh tế địa phương đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu trong vòng 40 năm qua, để từ đó đưa ra dự báo tới năm 2050.


Kết quả của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra, ngay ở thời điểm hiện tại con người và các nền kinh tế đã bắt đầu có những biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu, và tình hình trái đất ấm lên sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 20%. Thiệt hại như thế này, theo các nhà nghiên cứu, sẽ cao gấp 6 lần so với chi phí loài người phải bỏ ra để giới hạn nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 2 độ C so với trước thời điểm cách mạng công nghiệp.

Phương pháp dự báo kết hợp kinh tế và khí hậu


Rất nhiều nghiên cứu hàn lâm về biến đổi khí hậu buộc phải chèn vào những dự đoán và giả thuyết về chi phí phải bỏ ra hiện nay để tránh những thiệt hại và chi phí trong tương lai, hậu quả của khí hậu nóng lên. Nhưng những nhà nghiên cứu Maximilian Kotz, Anders Levermann và Leonie Wenz quyết định tiếp cận vấn đề theo cách thực nghiệm hơn. Họ thu thập dữ liệu và thông tin cụ thể cảu hơn 1600 vùng địa phương trên toàn thế giới, trong vòng 40 năm. Rồi họ bắt đầu đi tìm mối tương quan giữa tình hình kinh tế các vùng với tình hình khí hậu ở thời điểm ấy.

rainfall.jpg

Những nghiên cứu trước đây đưa ra vài thước đo nhiệt độ và khí hậu: Nhiệt độ trung bình, chênh lệch nhiệt độ hàng ngày, giáng thủy hàng năm (mưa, tuyết rơi, mưa đá…), số ngày có mưa và tuyết, lượng mưa đột biến hàng ngày… Tất cả những thước đo này được dùng để liên kết với tình hình kinh tế.

Vấn đề nằm ở chỗ, có những thước đo có khả năng tạo ra tác động tới kinh tế ngay lập tức, ví dụ như những ngày có lượng mưa nhiều đột biến, do bão chẳng hạn. Nhưng vài yếu tố khác như chênh lệch nhiệt độ có thể tạo ra những biến đổi và tác động rất nhỏ, phải đánh giá qua khoảng thời gian dài ở một vùng và một nền kinh tế.

SEI-181908710.webp

Vậy là các nhà nghiên cứu phải xác định tác động lâu dài của từng yếu tố thời tiết, nghĩa là tác động của chúng đối với nền kinh tế có khi xảy ra khá lâu sau khi sự kiện diễn ra. Cụ thể hơn, theo ba nhà nghiên cứu, những chỉ số liên quan tới nhiệt độ có thể có tác động chậm tới 8 năm, còn khác biệt trong lượng mưa, tuyết hay mưa đá, gọi chung là giáng thủy, có thể tạo ra tác động sau 4 năm.

Quảng cáo


Những mối quan hệ kể trên có thể có sai sót vì một số khu vực chủ động thay đổi chính sách kinh tế. Để giới hạn việc nảy sinh những tương quan giả tạo, cuộc nghiên cứu này lấy dữ liệu của hàng nghìn vùng địa phương trong khoảng thời gian hơn 4 thập kỷ.

Sau khi đã có tương quan giữa khí hậu và kinh tế, các nhà nghiên cứu lấy những dự báo khí hậu từ dự án CMIP (Coupled Model Intercomparison Project), từ đó đưa ra những dự báo trong tương lai, cũng như thiệt hại mà biến đổi khí hậu có thể gây ra với các nền kinh tế.

dixie-fire-file-ap-jef-211227-1640639015171-hpMain-16x9-1600.jpg

Dĩ nhiên bước dự báo bao gồm rất nhiều những biến số không chắc chắn, cùng những giới hạn về độ chính xác của những dự báo. Càng về lâu dài, sai lệch về dự báo khí hậu sẽ càng lớn, cùng lúc, nền kinh tế toàn cầu cũng như địa phương lại càng khác biệt so với hiện giờ. Rồi sẽ tới những thời điểm, tình hình thời tiết và khí hậu cực đoan sẽ chạm tới những ngưỡng khiến cho những xu hướng kinh tế quen thuộc trong quá khứ không còn giá trị áp dụng để dự báo.

Để giảm thiểu sai lệch, Kotz, Levermann, và Wenz thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên để xác định mức độ không chắc chắn trong hệ thống mà họ phát triển. Họ tìm kiếm điểm xuất hiện những biến số từ hai kịch bản phát thải khí nhà kính cực đoan nhất trong tương lai. Thời điểm đó, theo họ, là năm 2049. Sau thời điểm ấy, mọi kịch bản diễn biến phát triển kinh tế trong hàng trăm năm qua sẽ không còn có giá trị áp dụng.

Cả ba nhà nghiên cứu cho rằng, tác động của lượng khí thải trong quá khứ ngay ở thời điểm hiện tại vẫn chưa tạo ra những tác động toàn diện, cả thế giới chưa cảm nhận được toàn bộ hậu quả của chúng. Một phần nữa, nền kinh tế toàn cầu có tốc độ chuyển hướng tương đối chậm, vì vậy sẽ mất một khoảng thời gian tương đối dài để áp dụng những chính sách và giải pháp giảm đáng kể phát thải nhà kính.

Quảng cáo


Chi phí không đồng đều


Năm 2049, theo nghiên cứu này, sẽ là bước ngoặt của loài người nói chung và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vậy từ năm 2050 trở đi thì sao? Mô hình dự báo của ba nhà nghiên cứu cho thấy, “những thiệt hại biến đổi khí hậu gây ra bao gồm việc giảm vĩnh viễn thu nhập trung bình toàn cầu 19%," nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 40 năm qua. Những biến số khiến con số này dao động từ 11 đến 29%. Dựa trên những con số có được trong quá khứ, thì thiệt hại 19% đối với nền kinh tế tương đương 38 nghìn tỷ USD.

Trước đó, IPCC, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã đưa ra ước tính chi phí để giới hạn tốc độ trái đất ấm lên 2*C so với trước thời kỳ cách mạng công nghiệp: 6 nghìn tỷ USD. Nói cách khác, ngay cả ở tầm ngắn hạn, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cũng dễ dàng vượt rất xa chi phí để con người có những hành động toàn diện, giới hạn tốc độ trái đất ấm lên.

tennessee-power-plant.jpg

Những khu vực, những quốc gia phát triển sẽ phải chịu thiệt hại thấp hơn so với những quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn như Mỹ và châu Âu, thiệt hại đối với nền kinh tế chỉ khoảng 11%, nhưng ở châu Phi và Nam Á, con số sẽ là 22%. Một nguyên nhân được đưa ra giải thích cho chênh lệch này, là những nước phát triển có đầy đủ tiềm lực để giới hạn tác động của biến đổi khí hậu, thay vì những quốc gia Nam bán cầu. Vấn đề đáng chú ý nằm ở chỗ, tốc độ biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó bên ngoài vùng nhiệt đới vừa rõ ràng và lớn hơn, nên những quốc gia châu Âu hay Mỹ cũng phải đối mặt với những thay đổi cực đoan hơn.

Ở khía cạnh khác, những khu vực nằm ở vĩ độ gần hai cực, khi trái đất ấm lên, đất đai bình nguyên trở thành đất có thể canh tác nông nghiệp, có thể sẽ có lợi ích kinh tế. Và cũng có những khu vực có lượng mưa trung bình tăng cũng sẽ giúp nền kinh tế phát triển, trái ngược hoàn toàn với những vùng càng lúc càng khô hạn. Nhưng đổi lại, chi phí và thiệt hại do lượng mưa tăng sẽ bù lấp cho lợi ích này.

pal-sol-dak-lak-2.jpg

Còn trong khi đó, có những khu vực phát thải thấp nhất thì chi phí để giải quyết hậu quả biến đổi khí hậu có khi lại là cao nhất. Có những quốc gia chỉ đóng góp rất ít vào tình trạng trái đất ấm lên thì phải chịu phần lớn hậu quả.

Những khía cạnh chưa được bàn tới


Về lâu dài, khí hậu ấm lên liên tục sẽ có khả năng tạo ra những sự kiện chưa từng có trong lịch sử con người, và không có cách nào dự đoán được những tác động đối với nền kinh tế của những sự kiện ấy. Bằng cách giới hạn phân tích trong khoảng 25 năm, các nhà nghiên cứu đã giúp những sự kiện cực đoan như vậy ít tạo ra tác động lớn.

Và trong nghiên cứu của ba nhà kinh tế học và khí tượng học, nhiều hiện tượng khí hậu hoàn toàn không được xem xét: Sóng nhiệt, bão nhiệt đới nghiêm trọng, và mực nước biển dâng… Xét từng hiện tượng riêng lẻ, trong vòng 25 năm tới khó có khả năng những hiện tượng khí hậu kể trên thay đổi một cách đáng kể. Nhưng nghiên cứu cũng không tính tới những tác động tích lũy trong nhiều thập niên. Rồi nếu tất cả những sự kiện không được bàn tới cùng tăng về tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng, chắc chắn sẽ có những hậu quả đối với nền kinh tế.

ngaplut.jpg

Tiếp đến, thiếu sót trong nghiên cứu mới được đăng trên tờ Nature, là không xem xét những tác động không mang tính cục bộ. Lấy ví dụ, thời tiết cực đoan ở một khu vực sẽ tạo ra những hậu quả đối với chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp cho một khu vực khác, chẳng hạn như những đô thị lớn nhập thực phẩm từ các địa phương ở xa.

Bảo vệ quan điểm, Kotz, Levermann và Wenz thừa nhận cả ba thiếu sót này, nhưng cho rằng, cách tiếp cận số liệu thực nghiệm trong khoảng thời gian dài, ít có dự báo và dự đoán của họ tạo ra được sự rõ ràng mà những nghiên cứu kết hợp khí hậu và kinh tế trước đó chưa làm được.

Cuối cùng, ba nhà nghiên cứu cũng không xem xét những khía cạnh liên quan tới việc so sánh chi phí thiệt hại và chi phí để con người khử carbon trong bầu khí quyển. Trong 20 năm qua, chi phí giảm thiểu biến đổi khí hậu nhờ vào năng lượng tái tạo đã giảm đáng kể. Chi phí của những công nghệ quan trọng khác như pin cũng đang đi theo chiều hướng tương tự.

DreamShaper-v7-renewable-energy-industry-making-big-money-0-1.jpg

Đến năm 2050, chắc chắn những công nghệ năng lượng tái tạo sẽ rẻ tới mức, chi phí để con người đối phó chủ động để giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ còn rẻ nữa. Điều đó càng chứng minh việc chủ động đối phó luôn tốt hơn và rẻ hơn việc không làm gì cả.

Theo ArsTechnica
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"Trước đó, IPCC, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã đưa ra ước tính chi phí để giới hạn tốc độ trái đất ấm lên 2*C so với trước thời kỳ cách mạng công nghiệp: 6 tỷ USD" sao chi phí lại ít thế được nhỉ?
@khoailangchien ấy sửa rồi...
sentino
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@P.W Cách có 1000 lần thôi 😆
Lòng tham và đố kỵ sẽ giết trái đất trước năm 2050
Bamoo.Tank
ĐẠI BÀNG
14 ngày
@Illusion88888 từ giờ đến 2050 chỉ có 25 năm thôi, thoải mái đi
@Illusion88888 Gì mà giết chết TD dc ghê vậy cụ, cùng lắm thằng nào hư bỏ thằng đó đi rồi reset server thôi
chanhthi
TÍCH CỰC
13 ngày
@Illusion88888 Sai hoàn toàn. Loài người tự giết mình chứ Trái Đất nào bị giết. Trong hàng tỷ năm qua không biết bao nhiêu sinh vật, bao nhiêu nền văn hóa hình thành rồi biến mất, Trái Đất vẫn sống khỏe.
@Illusion88888 chỉ có loài người chết chứ chẳng có trái đất nào chết. Trái đất chỉ chết sau khi mặt trời chết (ngta dự đoán là 5 tỷ năm nữa). Bạn yên tâm
Sắp WW3 đến nơi rồi.
Ăn chơi nhảy múa đê.
Hồi còn bé cách đây 2 mấy 30 năm có thể dễ dàng phân biệt các mùa còn bây giờ chỉ có thể cảm nhận mùa rất nóng và không nóng lắm thôi. Năm ngoái mùa đông chả được mấy ngày mà nhiệt độ không xuống dưới 22 độ nữa trong khi nhiều năm trước 15 16 độ là bình thường.
Ko biết có được 50 năm nữa không, biết đâu mấy tháng nữa bọn Nga, Triều Tiên, TQ... nó phóng vài chục cái tên lửa thì "bay màu" hết 😁
Kế hoạch giảm dân số 500 tr dân. Giới tinh hoa chuyển nhà về Nam cực sống. Đám bần lông ở lại cựu lục địa nằm phơi cá khô đi nhé, ha ha
Mùa đông sẽ ngắn lại hoặc đến muộn hơn, mùa hè sẽ kéo dài hơn, nắng nóng sẽ gay gắt và kéo dài trong nhiều ngày.... rồi đời con cháu chúng ta không biết sẽ ra sao @@
Phối hợp rất ăn ý hehe
Screenshot 2024-04-18 163843.png
Demah
CAO CẤP
13 ngày
Đặt cái tiêu đề đọc khó hiểu vch ra, vốn từ của đội min mod này hạn chế vậy sao?
sentino
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@Demah Nói giới hạn nhiệt độ của trái đất cũng kô đúng. Phải là nhiệt độ trung bình, mà còn phải thêm vào giới hạn trên hay dưới. Ngắn gọn dễ hiểu nhất: ngăn trái đất nóng lên.
Demah
CAO CẤP
13 ngày
@sentino Thì đó, Tiếng Anh nó là như này "Climate damages by 2050 will be 6 times the cost of limiting warming to 2°". Thì thần đằng này cắt đi đoạn "ấm lên 2°C", dịch mỗi từ "limiting" rồi tự thêm "tiền của công sức" nên thành ra khó hiểu vch.
Trong khi đó ở xứ nào đó cây xanh, rừng vẫn tiếp tục ngã xuống phục vụ cho các siêu dự án, biệt thự, biệt phủ nghỉ dưỡng. Chèn ép năng lượng sạch để chạy nhiệt điện,…
Hễ thấy ai lên tiếng bảo vệ môi trường là bò rừng cay lắm.
8Keo
CAO CẤP
13 ngày
@Sút lợn ai lớn tiếng 1 xíu thì chụp cho cái mũ trốn thuế, vi phạm PL, lợi dụng quyền tự do,... Bắt nhốt thế là xong.
FB-IMG-1712837257249.jpg
@8Keo B nói bên nào là VN?
CndBN
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@8Keo B có hiểu dãy trường Sơn là thế nào ko 😆 Thế nghĩ bên nào phạt hết rừng xong vứt không đấy à
Sớm muộn gì cũng phải trồng cây thì loài người mới chịu nổi nhiệt độ...nhưng đến đó trồng cây có sống nổi không thì chưa biết.... Rỏ ràng hiện tại cái nóng một phần từ khí hậu nhưng cũng một phần do bê tông hóa làm bề mặt trái đốt giữ nhiệt.
@warmboy24 Phá rừng tự nhiên để trồng rừng bạn nghe điều đó chưa?
windwaker
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@warmboy24 Cây nào hút hết lượng khí thải nhà kính thải ra từ trước tới giờ? Hiện tại gần như bị locked in ở mức 1.5C trong khoảng 100 năm tới r, đó là chưa tính tới lượng khí thải từ đây tới lúc loại người dừng thải hoàn toàn, theo model tính toán là phải đạt mức gần 3C. Cái cần làm là phải biểu tình thay đổi cách tạo và sử dụng năng lượng, không phải chỉ mấy cái vặt vãnh như trồng cây
sentino
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@windwaker Uh, h trồng cũng méo kịp. Bưad có cái ý tưởng làm cái ô che ngoài không gian thấy cũng ổn áp á 😁.
tnk24
ĐẠI BÀNG
13 ngày
Lúc đó mình chết mẹ nó rồi.😒
Mình có một thắc mắc ngay từ khi biết đến khái niệm Trái Đất nóng lên là: Tầng ozone thì có thể phục hồi, rừng đã chặt có thể trồng lại, nhưng băng tan rồi thì làm sao tái tạo được?
hitman88
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@donganh444 @donganh444 trái đất lạnh lại thì băng nó đóng băng lại thôi bác =))
@hitman88 Vậy là đợi kỉ băng hà 😆
8Keo
CAO CẤP
13 ngày
Những kẻ hoạt động vì môi trường trên cửa miệng thì thường giàu hoặc rất giàu, thường có có cả chuyên cơ riêng. Và không mấy kẻ đi xe điện, chỉ đi xe sang, nhà cửa to đùng, tiện nghi đầy đủ. Nhưng luôn bù lu bù loa là biến đổi khí hậu này nọ.
ZippoCNT
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@antic211 Thử đi ra đường ở HN không đeo khẩu trang rồi cảm nhận lấy 😃
@Kevinlei Vì vậy bọn nó mang tiền sang các nước nghèo xây nhà máy, vừa đỡ khí thải vừa được tiếng mang việc làm này kia cho người nghèo! haiz!
CndBN
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@ngocquangit Tầm 40 năm trước thì phát thải các nước PT gấp bằng lần thế giới bây giờ công lại luôn ấy chứ
sentino
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@ZippoCNT Thì mình phải phát triển để lên mâm trên chứ. Mâm dưới chung với châu Phi thì xong.
Nóng cứ tăng liên tục thế này thì 10 năm nữa em quéo mất rồi các cụ ơi.
Giảm sao đc. Cuộc sống con người càng tốt lên thì nhiên liệu hóa thạch sẽ dùng nhiều, rác thải sẽ nhiều, môi trường tự nhiên càng ngày sẽthu hẹp.
hitman88
ĐẠI BÀNG
13 ngày
con người tự sinh tự diệt nhau thôi, thiên nhiên trái đất tự nó trung hoà nhưng do con người mới có những hệ luỵ này. Chẳng có cách nào giảm nổi đâu, 10 nước ra sức bảo vệ trái đất nhưng 20 nước còn lại dân trí thấp phá thì 10 nước bảo vệ kia cũng bị ảnh hưởng chung
sentino
ĐẠI BÀNG
13 ngày
@hitman88 Chẳng sao cả, mấy triệu năm trước có con người đâu, vẫn xảy ra đại tuyệt chủng. Ăn chơi nhảy múa đê.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019