NASA bật đèn xanh cho sứ mệnh trị giá 3,35 tỷ USD đến mặt trăng Titan của Sao Thổ

Frozen Cat
24/4/2024 9:42Phản hồi: 17
NASA bật đèn xanh cho sứ mệnh trị giá 3,35 tỷ USD đến mặt trăng Titan của Sao Thổ
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chính thức phê duyệt việc khởi động toàn diện sứ mệnh Dragonfly, đánh dấu sự bắt đầu của một dự án mang tính cách mạng nhằm khám phá mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ bằng trực thăng bốn cánh quạt Dragonfly. Dù chi phí đã tăng mạnh kể từ khi NASA lựa chọn sứ mệnh này gần 5 năm trước.

Kết quả đánh giá dự án Dragonfly đã được NASA công bố ngày 16/4. Cuộc đánh giá này là một cột mốc trong vòng đời của hầu hết các dự án từ NASA và nó đánh dấu thời điểm NASA chính thức cam kết thực hiện việc thiết kế, chế tạo và khởi động sứ mệnh đó. Kết quả đánh giá của mỗi sứ mệnh sẽ lập ra một bản ngân sách và tiến độ.

Nicky Fox, phó giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA cho biết: “Dragonfly là một sứ mệnh khoa học ngoạn mục có được sự quan tâm rộng rãi của công chúng và chúng tôi rất vui mừng thực hiện các bước tiếp theo trong sứ mệnh này. Việc khám phá Titan sẽ mở rộng ranh giới của những gì chúng ta có thể làm bằng máy bay cánh quạt bên ngoài Trái đất.

minh-hoa-may-bay-dragonfly-bay-tren-titan.jpg

NASA xác nhận sứ mệnh Dragonfly có tổng chi phí vòng đời là 3,35 tỷ USD và phóng đi vào tháng 7/2028. Con số này lớn hơn gấp 3 chi phí đề xuất ban đầu và bị chậm trễ kể từ khi sứ mệnh được NASA chọn vào năm 2019, họ cũng phải hoạch định lại sứ mệnh nhiều lần do hạn chế kinh phí.


Chi phí tăng cao không phải là điều bất ngờ đối với một sứ mệnh đổi mới như Dragonfly. Sau khi đến Titan, tàu đổ bộ cánh quạt sẽ bay từ nơi này sang nơi khác trên mặt trăng của Sao Thổ và khám phá những môi trường giàu phân tử hữu cơ - nền tảng của sự sống.

Dragonfly sẽ là máy bay robot không người lái thứ nhì đi khám phá một hành tinh khác, sau trực thăng Ingenuity của NASA trên sao Hỏa. Dragonfly nặng gấp 200 lần Ingenuity và hoạt động cách xa Trái đất gấp sáu lần.

cau-tao-co-ban-cua-truc-thang-dragonfly.jpg
Cấu tạo 6 bộ phận cơ bản của trực thăng robot Dragonfly.

Dù nằm cách xa Trái đất và lạnh hơn cả Sao Hỏa, Titan gợi nhớ đến Trái đất thời viễn cổ. Nó có một đám mây mù màu cam bao phủ và bề mặt được bao phủ bởi nhiều cồn cát và hồ chứa metan. Nhiệt độ lạnh ở mức âm 179°C có nghĩa là băng sẽ có đặc tính giống như đá thật. Tàu quỹ đạo Cassini của NASA, từng bay qua Titan nhiều lần trước khi kết thúc sứ mệnh năm 2017, đã phát hiện ra các cơ chế thời tiết kỳ lạ trên Titan. Ở đó nó quan sát thấy bằng chứng cho việc mưa hydrocarbon và gió có thể đã tạo ra sóng trong các hồ metan.

Hầu hết những gì được biết hiện nay về Titan đều đến từ các phép đo được thu thập bởi Cassini và tàu thăm dò Huygens của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, do Cassini phóng đi để đáp xuống Titan vào năm 2005. Huygens đã gửi về những bức ảnh đầu tiên từ bề mặt Titan, nhưng chỉ trong có 72 phút.

Nếu được phóng vào tháng 7/2028, Dragonfly sẽ tới Titan vào tháng 12/2034. Được bọc bên trong tấm chắn nhiệt và lớp vỏ aeroshell, Dragonfly sẽ đi vào bầu khí quyển của Titan và bung ra một cái dù để từ từ hạ xuống bề mặt trong gần hai giờ. Sau đó, chiếc trực thăng sẽ hạ cánh xuống mặt đất trên các khung trượt hạ cánh cố định của nó. Ở gần bề mặt, bầu khí quyển của Titan dày hơn Trái đất 4 lần, khiến quá trình tiếp đất lâu hơn nhiều so với việc đi vào bầu khí quyển Trái đất hoặc Sao Hỏa, nhưng mật độ không khí cao hơn sẽ đem lại điều kiện bay lý tưởng.

[​IMG]

Quảng cáo


Dragonfly sẽ khám phá Titan trong khoảng 3 năm, bay hàng chục km một lần mỗi tháng để đo lường các chất hữu cơ tiền sinh trên bề mặt, nghiên cứu bầu không khí loãng của nó và tìm kiếm các dấu hiệu sinh học có thể là dấu hiệu của sự sống. Nó sẽ đến thăm hơn 30 địa điểm trong vùng xích đạo của Titan.

Chi phí vòng đời 3,35 tỷ USD khiến nó đắt hơn nhiều so với những sứ mệnh như New Horizons bay qua Sao Diêm Vương năm 2015, hay tàu Juno đến Sao Mộc. Vào năm 2019, sứ mệnh có mức chi phí tối đa 850 triệu USD để lên được bệ phóng, nhưng sau đó các chi phí ban đầu đã tăng thêm hơn 1 tỷ USD lên mức 2,1 tỷ USD.

minh-hoa-tau-dragonfly-dau-tren-titan.jpg

NASA từng trì hoãn việc phóng Dragonfly từ năm 2026 qua 2027, khiến sứ mệnh phải chuyển từ bệ phóng hạng trung sang bệ phóng hạng nặng, cho nên họ phải tăng nguồn tài trợ cho Dragonfly để chi trả cho một tên lửa lớn hơn. Thời điểm phóng mới nhất (tháng 7/2028) vẫn sẽ cần một tên lửa có sức đẩy cao, có thể là Falcon Heavy của SpaceX hoặc Vulcan của United Launch Alliance. NASA dự trù sẽ chọn nhà cung cấp tên lửa phóng cuối năm 2024.

Những áp lực trên đã khiến chi phí vòng đời của Dragonfly tăng tiếp lên 3,35 tỷ USD, giống với một sứ mệnh liên hành tinh cấp cao hơn là một dự án kinh phí thấp. Chẳng hạn Europa Clipper, tàu thăm dò khoa học hành tinh hàng đầu tiếp theo của NASA, sẽ tốn khoảng 5 tỷ USD. Dù sao Dragonfly vẫn được tiến hành, bởi dự án này không bị quản lý kém mà lý do chính cho sự tăng chi phí chỉ thuần túy đến từ hạn chế về ngân sách của NASA.

Theo SN.
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sẽ có một số thằng so sánh này nọ với VN đây
8Keo
CAO CẤP
15 ngày
@para-hạ-sốt Ý mày mẫu quốc là tàu+, độc tài pooteen hả? Cái văn nước này cũng có, nước kia cũng có, khóc mướn cho tàu, cho độc tài pooteen thì chỉ có bodo mới xài văn này thôi.
@8Keo Apple làm đc xe điện chưa? Tiêu chuẩn kép ko dám trả lời à, hèn
@8Keo thế tức là kèo ngon thì là "tư bản tiến bộ vượt bậc"
kèo thối thì "ko đc so sánh, tự soi bản thân" đúng ko
Cười vô mặt
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
15 ngày
@8Keo Đúng là ở đâu cũng có tham nhũng, nhưng cá nhân (hoặc nhóm) đó là loại nào. Loại chỉ biết ăn hết thì chắc ở bên mình có nhiều.
Nước ngta bay lên tới Thổ Tinh, Hoả Tinh, Thuỷ Tinh.....còn dân Annam suốt ngày đu càng, vượt biên, leo rào biên giới.... Nát
@para-hạ-sốt chỉ có thằng ngu mới tin mẽo lên mặt trăng chứ đừng nói hỏa tinh hay hành tinh nào khác
@nhân hunter Tổng thúng còn làm giả nữa là leo mặt trăng. Vụ đó fake nhưng sau này cno cũng đủ công nghệ để bay ra ngoài không gian thật.
IMG-8579.jpeg
@nhân hunter thì thế giới chỉ có mày khôn còn ai cũng ngu hết..nhất là mấy con khỉ tộc cối khôn nhất hành tinh
Cười vô mặt
đoạn này đọc xong lú thế nhỉ, dày hơn trái đất 4 lần nhưng lại bảo bầu không khí loãng là sao?


"Ở gần bề mặt, bầu khí quyển của Titan dày hơn Trái đất 4 lần, khiến quá trình tiếp đất lâu hơn nhiều so với việc đi vào bầu khí quyển Trái đất hoặc Sao Hỏa, nhưng mật độ không khí cao hơn sẽ đem lại điều kiện bay lý tưởng.

Dragonfly sẽ khám phá Titan trong khoảng 3 năm, bay hàng chục km một lần mỗi tháng để đo lường các chất hữu cơ tiền sinh trên bề mặt, nghiên cứu bầu không khí loãng của nó"
@dunghoangit Ở khu vực gần bề mặt mới dày thôi bạn.
VN nghiên cứu cập nhật thêm mống mắt rồi đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019